Luật Thám Tử - Nghề Thám Tử Có Hợp Pháp Không?
“Việc điều tra theo dõi người khác có vi phạm pháp luật hay không? Có tồn tại luật thám tử hay không? Nghề thám tử được pháp luật công nhận không?” bao giờ chưa?. Chúng tôi sẽ bật mí câu trả lời ở bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Pháp luật về nghề thám tử
Chưa có luật công nhận chính thức đối với nghề thám tử
Nghề thám tử đã bắt đầu có mặt ở nước ta từ khoảng 10 năm trước và ngày càng phát triển. Đã có rất nhiều văn phòng thám tử từ Bắc vào Nam được thành lập và ăn ra làm nên từ chính những nhu cầu của người dân. Họ mong muốn tìm được một người, một công ty giúp họ thu thập những bằng chứng để giải quyết mọi vấn đề mà họ đang vướng phải. Phát triển như thế, lớn mạnh như thế nhưng chưa hề có một luật thám tử dành cho họ, nghề thám tử chưa được pháp luật Việt Nam công nhận chính thức.
Ở các nước khác trên thế giới, pháp luật những nước này đều đưa ra những hành lang pháp lý rõ ràng và cụ thể đối với nghề thám tử, nghề thám tử đều có những quyền và nghĩa vụ như các ngành nghề khác, nhưng ở Việt Nam thì không.
Pháp luật Việt Nam có những quy định, điều luật cấm về việc điều tra, theo dõi người khác khi chưa có sự cho phép của đối tượng nhằm để bảo vệ thông tin cũng như sự riêng tư của tất cả công dân. Do đó, nghề thám tử cực kỳ nhạy cảm với pháp luật, bởi vì không hề có một ranh giới rõ ràng đối với việc vi phạm pháp luật và không vi phạm pháp luật. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng không bị pháp luật sờ gáy đòi hỏi mỗi nhà thám tử phải suy nghĩ và hành động một cách cẩn thận, kỹ càng.
Nghề thám tử cần thiết nhưng cũng dễ vi phạm pháp luật
Ngày nay, có nhiều dịch vụ thám tử được ra đời và đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Có thể nói nghề thám tử ngày nay dường như đã trở thành một ngành nghề cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người dân. Tuy nhiên, như đã được nhắc đến ở phần trước, nghề thám tử cũng rất dễ dàng vi phạm pháp luật nếu như không có những tính toán kỹ càng.
Pháp luật nước ta chưa cho phép hành vi điều tra, theo dõi người khác để tránh tình trạng bị lộ thông tin, sự riêng tư và những bí mật của các cá nhân, tổ chức và nhà nước. Vì thế làm cái nghề này, thám tử phải luôn cẩn thận trong từng bước hành động, làm thế nào để không bị đối tượng phát hiện ra. Có rất nhiều trường hợp đối tượng phát hiện ra và đe dọa sẽ báo với cơ quan chức năng về hành vi theo dõi, điều tra người khác của thám tử, khiến cho thám tử phải trở thành thám tử hai mang, cung cấp những thông tin sai lệch cho thân chủ của mình.
Ngoài ra những quy định của pháp luật về nghề thám tử ở các văn bản dưới luật cũng phần nào trở thành rào cản đối với nghề thám tử. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng pháp luật sẽ có thêm luật thám tử để những quy định rõ ràng và công nhận chính thức để nghề thám tử ngày càng được phát triển và có những đóng góp nhiều hơn nữa đến cuộc sống người dân cũng như toàn xã hội.
Điều kiện khi thành lập văn phòng thám tử
Cần chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi đăng ký kinh doanh
Trước tiên, bạn cần chọn một ngành nghề phù hợp với mục đích ban đầu khi thành lập công ty thám tử để đăng ký kinh doanh. Đối với việc thành lập văn phòng thám tử, bạn cần phải đăng ký ngành dịch vụ điều tra, có mã số 803 – 8030 – 80300. Nhóm dịch vụ này bao gồm: dịch vụ điều tra và thám tử. Tất cả dịch vụ thám tử đều nằm trong nhóm dịch vụ này.
Không cung cấp, thực hiện những dịch vụ vi phạm quy định của pháp luật
Khi công ty thám tử của bạn đi vào hoạt động, bạn phải đảm bảo rằng nhân viên và công ty bạn không được cung cấp, thực hiện những vụ việc vi phạm quy định của pháp luật hoặc đe dọa quyền lợi của bất cứ cá nhân, tổ chức nào và Nhà nước. Điều này đã được quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ- CP ở Luật thương mại 2015 rằng không được thực hiện các hành vi điều tra, theo dõi xâm phạm đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức hay quốc gia.
>>> Click ngay
- Kỳ án: Chồng lừa dối vợ cả cưới thêm vợ hai đã nhiều năm
- Vợ bắt gặp chồng Hiệu trưởng ngoại tình với cô kế toán trường
Đăng ký các thủ tục về thuế
Để đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công thì bạn cần phải đến chi cục thuế cấp tỉnh hoặc thành phố và chi cục thuế nơi mà bạn đặt trụ sở giao dịch chính thức của công ty để hoàn tất các thủ tục về thuế.
Lưu ý về các giấy tờ đầy đủ
Ngoài ra, bạn cần phải hoàn thiện các loại giấy tờ sau:
+ Mã số thuế doanh nghiệp
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
+ Dấu tròn pháp nhân (do cơ quan công an chứng nhận).
Tuy rằng có rất nhiều điều không rõ ràng về luật thám tử, nhưng mà chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai gần pháp luật sẽ công nhận nghề thám tử này.
>>> Tham khảo ngay: