Quy định về quyền nuôi con sau ly hôn của bố mẹ
Hôn nhân đem đến hạnh phúc và ly hôn đem đến chia cắt khổ đau. Con cái trong cuộc ly hôn sự phải chọn lựa sống cùng bố hoặc mẹ, hoặc có thể được do toà phân quyết. Chính bởi vậy mà vấn đề giành quyền nuôi con trong thủ tục ly hôn là căng thẳng nhất.
Cơ sở pháp lí để giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn được lấy từ “Luật Hôn Nhân và Gia đình năm 2014” (bộ luật mới nhất được áp dụng)
Theo điều 81 của luật hôn nhân và gia đình, vấn đề nuôi con khi giải quyết thủ tục ly hôn được quy định cụ thể như sau:
Điều 81 - Luật Hôn Nhân và Gia Đình
Quy định về quyền nuôi con sau ly hôn
Trường hợp bố mẹ có nghĩa vụ và quyền nuôi con sau ly hôn bao gồm:
- Con cái chưa tới tuổi trưởng thành
- Con cái tới tuổi thành niên nhưng mất khả năng hành vi nhân sự hoặc không có khả năng lao động.
Vậy muốn giành được quyền nuôi con sau ly hôn thì một phía cha hoặc mẹ cần có đủ điều kiện chứng minh về vật chất lẫn tinh thần. Toà án yêu cầu người nuôi con sẽ phải có điều kiện kinh tế tốt hơn để đem lại cho con cuộc sống ổn định về mọi mặt.
Điều kiện vật chất đối với người nhận quyền nuôi con sau ly hôn
Cha/mẹ muốn nuôi con phải chứng minh được đầy đủ điều kiện vật chất:
- Thu nhập và công việc cá nhân ổn định (vấn đề tài chính)
- Có nhà ở hợp pháp (nhà riêng hoặc đi thuê hợp pháp): Nhưng nếu một bên có nhà riêng thì sẽ có lợi thế hơn trong quyền nuôi con.
Mục đích để xác minh được bên nuôi con có đủ điệu kiện tài chính lo cho con học tập và sinh hoạt bình thường như các bạn. Hình thức xác minh là bạn phải nộp đầy đủ giấy tờ chứng minh (bảng lương, giấy sở hữu đất và nhà ở,…) cho toà án thụ lí giải quyết ly hôn.
Điều kiện về tinh thần đối với cha/mẹ nhận quyền nuôi con sau ly hôn
- Có khả năng và thời gian nuôi dạy con cái trong quá trình học tập, vui chơi của con. Từ thời gian làm việc của bố/mẹ thì toà án sẽ xác nhận khả năng dành thời gian cho con là nhiều hay ít hơn và quyết định người có khả năng nhận quyền nuôi con sau ly hôn.
- Nhân cách phẩm chất của cá nhân bố mẹ có phù hợp pháp luật và chuẩn mực đạo đức của xã hội không.
- Quan trọng nhất là tình cảm mà người con dành cho cha/mẹ nhiều hơn. (đối với người con trên 7 tuổi)
Ly hôn của cha mẹ không phải điều mà con cái muốn thấy trong gia đình mình. Chính bởi vậy mà các bậc làm cha làm mẹ hãy cố gắng xây dựng hạnh phúc gia đình và con cái thật nhiều. “Một điều nhịn chín điều lành” nếu cha mẹ nhường nhịn nhau, chia sẻ những khó khăn, những vui mừng trong cuộc sống để hiểu nhau hơn sẽ giúp cho cuộc hôn nhân bền chặt. Và nếu chỉ có ly hôn mới đem đến sự giải thoát thì hãy giành quyền nuôi con cái sau ly hôn cho người có đủ khả năng kinh tế và tình cảm hơn. Có như vậy mới có thể cho con một cuộc sống tốt và vơi bớt đi phần nào nỗi đau và buồn tủi từ việc ly hôn của bố mẹ.
Văn phòng thám tử 247 cung cấp dịch vụ tư vấn cho hôn nhân và gia đình, và các dịch vụ thám tử liên quan. Thông tin chi tiết xin liên hệ trực tiếp qua thông tin dưới đây.
VĂN PHÒNG THÁM TỬ TƯ 247
Số 3 Ngõ 115 Nguyễn Khang - P. Yên Hòa - Q.Cầu Giấy - Tp.Hà Nội
Hotline: 0983 678 247 - https://www.facebook.com/thamtutu247/
Email: thamtu247@gmail.com
Website: www.thamtu247.com.vn
(Nguồn tham khảo luật pháp: Công ty luật Minh khuê)