Bật Mí Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Dịch Vụ Thám Tử
Bạn đang có dự định mở một văn phòng thám tử nhưng lại không biết cần phải có những điều kiện gì? Theo dõi Bật mí thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ thám tử để chắt lọc những thông tin tinh túy nhé!
Dịch vụ thám tử là gì?
Dịch vụ thám tử là dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu của khách hàng thông qua quá trình điều tra, theo dõi.
Hiện nay, có hàng loạt công ty thám tử ra đời cung cấp rất nhiều dịch vụ thám tử, có thể kể đến một số dịch vụ thám tử được khách hàng sử dụng thường xuyên
- Dịch vụ điều tra, theo dõi ngoại tình
- Dịch vụ điều tra, xác minh chứng cứ
- Dịch vụ tìm người thất lạc
- Dịch vụ vệ sĩ, bảo vệ mật
- Dịch vụ điều tra số điện thoại chủ nhân
- Dịch vụ điều tra trước hôn nhân
Vậy thì kinh doanh dịch vụ thám tử có những điều kiện gì không? Đáp án chính là không. Hiện nay, nghề thám tử là một nghề có mã ngành 80300, như vậy kinh doanh thám tử là một ngành nghề được pháp luật công nhận, có thể được kinh doanh tự do, không bị bất cứ điều kiện nào ràng buộc.
Tuy nhiên, ngành nghề thám tử cũng có những hạn chế về mặt pháp lý nhất định. Chẳng hạn, hành vi theo dõi điều tra bí mật xâm hại đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức, nhà nước sẽ bị cấm kinh doanh. Vì thế để vững bước trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thám tử này, bạn cần phải lưu ý nhiều về pháp luật đấy.
Thủ tục để kinh doanh dịch vụ thám tử
Vậy thì để đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ thám tử có những thủ tục gì? Hãy cùng theo dõi phần dưới đây:
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Sau khi đã quyết định kinh doanh dịch vụ thám tử, bạn cần phải lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với dự định công ty bạn hướng đến là gì.
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ bao gồm những ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào số lượng thành viên, quy mô và tính chất hoạt động mà cá nhân, tổ chức lựa chọn loại hình cho phù hợp.
Hiện nay, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định, bao gồm: công ty TNHH Một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Phụ thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà bạn dự định chọn sẽ có những đặc điểm khác nhau về quy mô doanh nghiệp, nguồn tài chính, số lượng nhân sự, ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn cần phải dựa vào những đặc điểm này để chọn cho mình một loại hình phù hợp.
>>> Tìm hiểu ngay:
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ thám tử
Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh phục vụ thám tử. Hồ sơ đăng ký bao gồm những thành phần sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/ cổ đông (đối với công ty TNHH hai thành viên, công ty hợp danh, công ty cổ phần)
- Bản sao giấy chứng thực cá nhân của người đại diện đăng ký.
- Một số văn bản khác phụ thuộc vào loại hình bạn đăng ký
Nộp hồ sơ
Bước tiếp theo, người đại diện công ty hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký sẽ nộp 01 bản hồ sơ đã được chuẩn bị từ trước qua mạng điện tử trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bạn có thể nộp hồ sơ qua một trong hai cách sau đây:
- Nộp qua tài khoản đăng ký kinh doanh
- Nộp qua chữ ký số công cộng
Đối với trường hợp nộp theo cách 1, sau khi hồ sơ đã hợp lệ và được chấp nhận, người nộp hồ sơ nộp 01 bộ hồ sơ bằng bản giấy (phải giống hoàn toàn với hồ sơ đã nộp qua mạng điện tử) đến Phòng đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư tại khu vực doanh nghiệp đặt trụ sở giao dịch chính.
Sau 03 ngày từ ngày hồ sơ hợp lệ, hồ sơ sẽ được xử lý.
Nhận kết quả
Bạn mang theo giấy biên nhận có ghi thời hạn trả kết quả đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mà bạn đã nộp hồ sơ để nhận kết quả trực tiếp hoặc nhận kết quả thông qua đường bưu điện.
Sau đó bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh dịch vụ thám tử.
Thủ tục khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Bước cuối cùng, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc mẫu con dấu tròn và thông báo việc bắt đầu dùng mẫu con dấu cho mọi hoạt động của doanh nghiệp trên Cổng thông tin dịch vụ quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Từ đây, một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thám tử mới được ra đời.
Mong rằng sau khi theo dõi bài viết của chúng tôi, bạn đã ghi nhớ thêm những thông tin về thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ thám tử. Chúc bạn sẽ thực thi tốt những dự định của mình nhé.
>>> Khám phá ngay: